Lập dự án đầu tư xây dựng công trình 2016

Lập dự án đầu tư xây dựng công trình

(KHOAHOCNUCE) 

1. Khái niệm dự án đầu tư xây dựng công trình
Trên cơ sở quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội, quy hoạch xây dựng, quy hoạch phát triển ngành và kế hoạch đầu tư được duyệt, chủ đầu tư tổ chức lập tự án đầu tư xây dựng công trình để làm rõ về sự cần thiết và hiệu quả đầu tư xây dựng công trình. Việc đầu tư xây dựng công trình nhằm tạo cơ sở vật chất, kỹ thuật cho toàn bộ nền kinh tế quốc dân với các hình thức xây mới, khôi phục, cải tạo và nâng cấp các tài sản cố định của xã hội.
- Dự án đầu tư xây dựng công trình là tập hợp các đề xuất có liên quan đến việc bỏ vốn để xây dựng mới, mở rộng hoặc cải tạo những công trình xây dựng nhằm mục đích phát triển, duy trì, nâng cao chất lượng công trình hoặc sản phẩm, dịch vụ trong một thời hạn nhất định. Dự án đầu tư xây dựng công trình bao gồm phần thuyết minh và phần thiết kế cơ sở. Đối với dự án đầu tư xây dựng công trình quy mô nhỏ, đơn giản và các công trình tôn giáo và chỉ lập Báo cáo Kinh tế - kỹ thuật xây dựng công trình trong đó bao gồm các yêu cầu, nội dung cơ bản theo quy định :
- Các dự án đầu tư xây dựng công trình được phân loại như sau:
+ Theo quy mô và tính chất, bao gồm: dự án quan trọng quốc gia do Quốc hội thông qua chủ trương và cho phép đầu tư; các dự án còn lại được phân thành 3 nhóm A, B, C;
+ Theo nguồn vốn đầu tư, bao gồm: Dự án sử dụng vốn ngân sách nhà nước; dự án sử dụng vốn tín dụng do Nhà nước bảo lãnh, vốn tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước: dự án sử dụng vốn đầu tư phát triển của doanh nghiệp nhà nước; dự án sử dụng vốn khác bao gồm cả vốn tư nhân hoặc sử dụng hỗn hợp nhiều nguồn vốn.
- Việc lập dự án đầu tư xây dựng cõng trình phải phù hợp với quy hoạch tông thể phát triển kinh tế - xã hội, quy hoạch ngành, quy hoạch xây dựng, bảo đảm an ninh: an toàn xa hội và an toàn môi trường, phù hợp với các quy định của pháp luật tế đất đai và pháp luật khác có liên quan. Tuỳ kỳ theo nguồn vốn sử dụng cho dự án, nhà nước thực hiện việc quản lý các dự án theo các quỵ định sau:
+ Đối với các dự án sử dụng vốn ngân sách nhà nước kể cả các dự án thành phần. Nhà nước quản lý toàn bộ quá trình đầu tư xây dựng từ việc xác định chủ trương đầu tư, lập dự án, quyết định đầu tư, lập thiết kế, tổng dự toán. lựa chọn nhà thầu, thi công xây dưng đến khi nghiệm thu, bàn giao và đưa công trình vào khai thác sử dụng. Người quyết định đầu tư có trách nhiệm bố trí dù vốn theo tiến độ thực hiện dự án, nhưng không quá 2 năm đối với dự án nhóm C, 4 năm đối với dự án nhóm B.
Các dự án sử dụng vốn ngân sách nhà nước do cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền quyết định theo phân cấp, phù hợp với quy định của pháp luật về ngân sách nhà nước;
+ Đối với dự án sử dụng vốn tín dụng do Nhà nước bảo lãnh, vốn tín dụng đầu tư phát triển của nhà nước và vốn đầu tư phát triển của doanh nghiệp Nhà nước thì Nhà nước chỉ quản lý về chủ trương và quy mô đầu tư. Doanh nghiệp có dự án tự chịu trách nhiệm tổ chức thực hiện và quản lý dự án theo các quy định của pháp luật có liên quan;
+ Đối với các dự án sử dựng vốn khác bao gồm cả vốn tư nhân, chủ đầu tư tự quyết định hình thức và nội dung quản lý dự án. Đối với các dự án sử dụng hỗn hợp nhiều nguồn vốn khác nhau thì các bên góp vốn thoả thuận về phương thức quản lý hoặc quản lý theo quy định đối với nguồn vốn có tỷ lệ % lớn nhất trong tổng mức đầu tư.

2. Mối liên quan giữa công trình xây dựng và dự án; loại, cấp công trình xây dựng, thiết bị lắp đặt vào công trình, thi công xây dựng công trình
- Dư án đầu tư xây dựng công trình có thể có một hoặc nhiều công trình xây dựng; các công trình thuộc dự án có thể khác nhau về loại và cấp công trình. Trường hợp dự án có một công trình là dự án đồng thời là công trình. Công trình xây dựng là sản phẩm được tạo thành bởi sức lao động của con người, vật liệu xây dựng, thiết bị lắp đặt vào công trình, được liên kết định vị với đất, có thể bao gồm cả phần dưới mặt đất, phần trên mặt đất, phía dưới mặt nước và pháp trên mặt nước, được xây dựng theo thiết kế.
- Các công trình xây dựng được phân thành loại và cấp. Loại công trình xây dựng được xác định theo công năng sở dụng, bao gồm công trình dân dụng, công nghiệp, giao thông, thủy lợi, năng lượng và các công trình khác. Cấp công trình được xác định theo loại công trình căn cứ vào quy mô, yêu cầu kỹ thuật, vật liệu xây dựng công trình và tuổi thọ công trình xây dựng. Mỗi loại công trình được chia thành 5 cấp gồm cấp đặc biệt, cấp I, cấp II, cấp III và cấp IV.
- Luật Xây dựng còn quy định về hệ thống công trình hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội, cụ thể như sau:
+ Hệ thống công trình hạ tầng kỹ thuật bao gồm hệ thống giao thông, thông tin liên lạc, cung cấp năng lượng, chiếu sáng công cộng, cấp nước, thoát nước, xử lý các chất thải và các công trình khác.
+ Hệ thống công trình hạ tầng xã hội bao gồm các công trình y tế, văn hoá, giáo dục, thể thao, thương mại, dịch vụ công cộng, cây xanh, công viên, mặt nước và các công trình khác.
Hệ thống thiết bị lắp đặt vào công trình bao gồm thiết bị công trình và thiết bị công nghệ. Thiết bị công trình là các thiết bị được lắp đặt vào công trình xây dựng theo thiết kế xây dựng. Thiết bị công nghệ là các thiết bị nằm trong dây chuyền công nghệ được lắp đặt vào công trình xây dựng theo thiết kế công nghệ.
Việc quản lý, thực hiện dự án đầu tư xây dựng công trình được thực hiện từ các công trình xây dựng của dự án đến toàn bộ dự án. Các quy định cụ thể về tiêu chuẩn, quy chuẩn xây dựng, khảo sát, thiết kế, thi công, giám sát thi công, điều kiện năng lực, lập và quản lý chi phí... đều gắn với từng loại và cấp công trình xây dựng. Do vậy, hiệu quả quản lý, thực hiện dự án bắt nguồn từ việc quản lý, thực hiện tốt công trình của dự án.
Công trình xây dựng có thể bao gồm các hạng mục như phần ngầm, phần thân, hệ thống kỹ thuật của công trình và hệ thống thiết bị của công trình. Các bộ phận của công trình gồm cột, dầm, sàn, nền, mái...Việc hiểu và thực hiện thống nhất giữa các chủ thể về dự án, công trình, hạng mục công trình, bộ phận công trình có ý nghĩa quan trọng trong việc quản lý, thực hiện và đảm bảo hiệu quả dự án.
3. Quyền và nghĩa vụ của các chủ thể trong lập dự án đầu tư xây dựng công  trình
- Quyền và nghĩa vụ của chủ đầu tư xây dựng công trình
+ Chủ đầu tư xây dựng công trình có quyền được tự thực hiện lập dự án đầu tư xây dựng công trình khi có đủ điều kiện năng lực lập dự án đầu tư xây dựng công trình; đàm phán, ký kết, giám sát thực hiện hợp đồng; yêu cầu các tổ chức liên quan cung cấp thông tin, tài liệu phục vụ cho việc lập dự án đầu tư xây dựng công trình; đình chỉ thực hiện hoặc chấm dứt hợp đồng khi nhà thầu tư vấn lập dự án vi phạm hợp đồng ra các quyền khác theo quy định của pháp luật.
+ Chủ đầu lư xây dựng công trình có nghĩa vụ thuê tư vấn lập dự án trong trường hợp không có đủ điều kiện năng lực lập dự án đầu tư xây dựng công trình để tự thực hiên; xác định nôi dung nhiệm vụ của dự án đầu tư xây dựng công trinh: cung cấp thông tin, tài liệu liên quan đến dự án đầu tư xây dựng công trình cho tư vấn lập dự án đầu tư xây dựng công trình; tổ chức nghiệm thu, thẩm định, phê duyệt dự án đầu tư xây dựng công trình theo thẩm quyền hoặc trình cấp có thẩm quyền thẩm định, phê duyệt; thực hiện đúng hợp đồng đã cam kết; lưu trữ hồ sơ dự án đầu tư xây dựng công trình; bồi thường thiệt hại đã sử dụng tư vấn không phù hợp với điều kiện năng lực lập dự án đầu lư xây dựng công trình, cung cấp thông tin sai lệch; thẩm định, nghiệm thu không theo đúng quy định ra những hành vi vi phạm khác gây thất bại do lỗi của mình gây ra và các nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật.
- Quyền và nghĩa vụ của nhà thầu tư vấn lập dự án
+ Nhà thầu tư vấn lập dự án đầu tư xây dựng công trình có quyền yêu cầu chủ đầu tư cung cấp thông tin, tài liệu liên quan đến việc lập đồ án đầu tư xây dựng công trình; từ chối thực hiện các yêu cầu mà pháp luật của chủ đầu tư và  các quyền khác theo quy định của pháp luật.
+ Nhà thầu tư vấn lập dự án đầu tư xây dựng công trình chỉ được nhận lập dự án đầu tư xây dựng công trình phù hợp với năng lực hoạt động xây dựng của mình; thực hiện đúng công việc theo hợp đồng đã ký kết; chịu trách nhiệm về chất lượng dự án đầu tư xây dựng công trình được lập; không được tiết lộ thông tin, tài liệu có liên quan đến việc lập dự án đầu tư xây dựng công trình do mình đảm bảo nhận khi chưa được phép của bên thuê hoặc người có thẩm quyền; bồi thường thiệt hại khu sử dụng các thông tin, tài liệu, quy chuẩn, tiêu chuẩn xây dựng, các giải pháp kỹ thuật không phù hợp và các hành vi vi phạm khác gây thiệt hại do lỗi của mình gây ra và các nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật.
- Quyền và nghĩa vụ của người quyết định đầu tư xây dựng công trình
+ Người quyết định đầu tư xây dựng công trình có quyền không phê duyệt dự  án đầu tư xây dựng công trình khi dự án không đáp ứng mục tiêu và hiệu quả; đình chỉ thực hiện dự án đầu tư xây dựng công trình đã được phê duyệt hoặc đang triển khai thực hiện khi thấy cần thiết; thay đổi, điều chỉnh mục tiêu, quy mô của dự án đầu tư xây dựng công trình và các quyền khác theo quy định của pháp luật.
+ Người quyết định đầu tư xây dựng công trình có nghĩa vụ tổ chức thẩm định, phê duyệt dự án đầu tư xây dựng công trình; kiểm tra việc thực hiện dự án đầu tư xây dựng công trình; chịu trách nhiệm trước pháp luật về các nội dung trong quyết định phê duyệt dự án đầu tư xây dựng công trình, quyết định đình chỉ thực hiện dự án đầu tư xây dựng công trình và các quyết định khác thuộc thẩm quyền của mình và các nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật.

Xem thêm:
>>> Khóa học tư vấn giám sát tại hà nội
>>> Khóa học huấn luyện an toàn lao động
>>> Khóa học chỉ huy trưởng công trình

Tin tức mới