Đề thi chuyên ngành - Thiết kế kiến trúc công trình

Câu 1:Độ đậm của nét thể hiện trên bản vẽ theo thứ tự: đường chu vi mặt cắt; Nét hiện của mặt bằng, mặt cắt, mặt đứng; đường kích thước, đường dóng; đường trục, đường tin theo các thứ tự:
  • a.
    d; d/2; d/3; d/4
  • b.
    2b; b; b; b/2
  • c.
    b; b/2; b/2; b/4
  • d.
    d; d/2; d/4; d/4
Câu 2:Kích thước khổ bản vẽ trong hồ sơ thiết kế được quy định thống nhất:
  • a.
    Lấy bằng bội số khổ giấy A4
  • b.
    Lấy bằng bội số khổ giấy A3
  • c.
    Lấy bằng bội số khổ giấy A2
  • d.
    Lấy bằng bội số khổ giấy A1
Câu 3:Cách ghi cao độ gốc của công trình ± 0.000 được quy định như sau:
  • a.
    Là đường giao nhau giữa chân tường và mặt vỉa hè trên lối vào chính của nhà
  • b.
    Là mặt nền nhà
  • c.
    Là mặt sàn tầng 1
  • d.
    Là mặt tầng hầm thấp nhất
Câu 4:Chỉ giới đường đỏ là gì:
  • a.
    Đường ranh giới phân định giữa lô đất xây dựng công trình và phần đất được dành cho đường giao thông hoặc các công trình kỹ thuật hạ tầng khác
  • b.
    Đường ranh giới phân định giữa lô đất xây dựng công trình và phần đất được dành cho các công trình khác
  • c.
    Đường ranh giới phân định giữa lô đất xây dựng công trình và phần đất được dành cho vìa hè phía trước công trình
  • d.
    Tất cả các ý trên
Câu 5:Các công trình xây dựng phải đảm bảo các yêu cầu như quy định dưới đây về:
  • a.
    Quy hoạch và thiết kế kiến trúc; An toàn về kết cấu; An toàn về phòng chống cháy, nổ; Vệ sinh, tiện nghi và các an toàn khác cho người sử dụng công trình
  • b.
    Quy hoạch và thiết kế kiến trúc; Tiện nghị và trang thiết bị đầy đủ; An toàn về phòng chống cháy, nổ; An toàn về kết cấu
  • c.
    Quy hoạch và thiết kế kiến trúc; Nội thất và trang thiết bị đầy đủ; An toàn về phòng chống cháy, nổ; Vệ sinh, tiện nghi và các an toàn khác cho người sử dụng công trình
  • d.
    Quy hoạch và thiết kế kiến trúc; Nội thất và trang thiết bị đầy đủ; An toàn về phòng chống cháy, nổ; Hiệu quả kinh tế và kết cấu bền vững
Câu 6:Nhà và công trình thiết kế xây dựng trong khu vực có quy hoạch chi tiết và thiết kế đô thị phải tuân thủ:
  • a.
    Chỉ giới đường đỏ của khu vực xây dựng
  • b.
    Chỉ giới xây dựng của khu đất xây dựng
  • c.
    Quy hoạch chi tiết và thiết kế đô thị của khu vực
  • d.
    Tất cả các ý trên
Câu 7:Mặt bằng hiện trạng trong hồ sơ thiết kế phải thể hiện được những yêu cầu sau:
  • a.
    Mối liên hệ giữa công trình thiết kế với môi trường xung quanh và hướng của ngôi nhà
  • b.
    Mối liên hệ giữa cao độ của công trình với cao độ của một điểm xác định trong hệ thống nhất cao độ toàn quốc
  • c.
    Mối liên hệ giữa cao độ của công trình với cao độ trung bình của mặt bằng hiện trạng
  • d.
    Tất cả các yêu cầu trên
Câu 8:Giải pháp kiến trúc cho các công trình dân dụng, công nghiệp phải đảm bảo những yêu cầu sau:
  • a.
    Yêu cầu về quy hoạch; chức năng sử dụng; môi trường và cảnh quan; kinh tế - xã hội
  • b.
    Yêu cầu về tổng thể; kiến trúc; kết cấu; dự toán
  • c.
    Yêu cầu về hình thức; chức năng sử dụng; bền vững; kinh tế
  • d.
    Yêu cầu về môi trường; xã hội; văn hóa; kinh tế
Câu 9:Bản vẽ mặt bằng công trình trong thiết kế kiến trúc cần thể hiện:
  • a.
    Bố cục mặt nằng với kích thước chính của các phòng; các tường, vách cột
  • b.
    Cửa đi (có vẽ hướng cửa mở), cửa sổ, lỗ tường, cầu thang…; Diện tích của các phòng tính bằng m2, được ghi vào một góc phòng và có gạch dưới
  • c.
    Xung quanh mặt bằng có ghi kích thước giữa các mẳng tường, các trục tường và tổng chiều dài (hay chiều rộng) cửa ngôi nhà hay công trình; Độ cao của tầng (nếu cần) so với cao độ ± 0.000 của công trình
  • d.
    Tất cả các ý trên
Câu 10:Bản vẽ mặt bằng tầng công trình trong hồ sơ thiết kế kỹ thuật cần ghi đầy đủ:
  • a.
    Tổng kích thước của toàn công trình và các bộ phận chính
  • b.
    Bên ngoài hình vẽ: Kích thước của mảng tường, lỗ cửa, khoảng cách giữa các trục của cửa đi, cửa sổ, khoảng cách giữa các trục của những bước cột ở công trình có kết cấu khung
  • c.
    Bên trong hình vẽ: Các kích thước hai chiều của các bộ phận buồng, phòng, tên, số thứ tự, diện tích sử của chúng (Trong trường hợp cần thiết cần ghi cả ký hiệu vật liệu lát nền) kích thước chiều rộng, chiều cao bên trong của cửa sổ, cao độ sàn của các tầng so với cao độ ± 0.000 của công trình
  • d.
    Tất cả các nội dung trên
Câu 11:Bản vẽ mặt bằng trong hồ sơ thiết kế bản vẽ thi công ngoài ghi đầy đủ như trong hồ sơ thiết kế kỹ thuật, cần thể hiện thêm:
  • a.
    Các kích thước chính liên quan đến việc lắp các trang thiết bị cố định.
  • b.
    Các vật liệu ốp tường, chân tường, vật liệu chống thấm và tất cả các kết cấu cần thiết phải thể hiện phù hợp với yêu cầu tỷ lệ kích thước của hình
  • c.
    Khuôn và cấu tạo chính của cửa
  • d.
    Tất cả các nội dung trên
Câu 12:Mặt bằng tầng trong bản vẽ kiến trúc là:
  • a.
    Hình cắt bằng của ngôi nhà hay công trình khi dùng một mặt phẳng cắt nằm ngang ở cao độ cách mặt sàn khoảng cách bằng 1/3 chiều cao của tầng (hoặc ở cao độ 1 m trên mặt sàn) cắt qua ngôi nhà hay công trình. Trong trường hợp cửa sổ được thiết kế cao hơn cao độ quy ước ở trên, thì mặt cắt ngang được lấy ở cao độ ngang qua cửa sổ
  • b.
    Hình ảnh những gì có thể trông thấy được trên hình chiếu bằng các tầng của ngôi nhà hay công trình
  • c.
    Hình chiếu bằng các tầng của ngôi nhà hay công trình trên mặt bằng các tầng
  • d.
    Tất cả các nội dung trên
Câu 13:Trong bản vẽ mặt bằng của mái bằng thể hiện:
  • a.
    Khe lún của công trình (nếu có), Vị trí ống khói, ống thông hơi, lỗ thoát nước mưa và các bộ phận của công trình có trên mái
  • b.
    Kích thước định vị của các bộ phận trên mái với nhau hoặc so với một điểm cố định
  • c.
    Hướng thoát nước, độ cao của rãnh thoát nước, đường phân thủy
  • d.
    Tất cả các nội dung trên
Câu 14:Mặt cắt trong hồ sơ thiết kế kỹ thuật được thể hiện với tỷ lệ 1:100 hoặc 1:50 và phải thể hiện:
  • a.
    Không gian bên trong của công trình
  • b.
    Độ cao và kết cấu các bộ phận công trình
  • c.
    Những chỗ đặc trưng nhất của công trình
  • d.
    Tất cả các nội dung nêu trên
Câu 15:Theo tiêu chuẩn thiết kế nhà liên kế - TCVN 9411:2012, độ vươn ra của ban công đối với nhà ở liên kế mặt phố phụ thuộc vào chiều rộng lộ giới và không được lớn hơn các kích thước quy định. Khi lộ giới có chiều rộng từ 5 -7 m thì độ vươn tối đa của ban công là:
  • a.
    0,5m
  • b.
    0,9m
  • c.
    1,2m
  • d.
    1,4m
Câu 16:Trong hồ sơ kiến trúc thiết kế bản vẽ thi công phần kiến trúc, các nội dung sau đây được thể hiện trên bản vẽ nào:Nội dung: - Các kích thước chiều cao của cửa, dầm, lan can, bậu cửa sổ so với sàn hoặc trần nhà; - Kích thước chiều cao kết cấu bên trong của các bộ phận nằm trong tường chịu lực; - Cao độ của sàn và trần của tầng; - Các lớp cấu tạo của sàn và của mái. Thể hiện trên bản vẽ:
  • a.
    Mặt bằng tổng thể
  • b.
    Mặt bằng các tầng
  • c.
    Mặt cắt công trình
  • d.
    Mặt đứng công trình
Câu 17:Trong hồ sơ kiến trúc thiết kế bản vẽ thi công phần kiến trúc, các nội dung sau đây được thể hiện trong bản vẽ nào:Nội dung: - Các chi tiết, bộ phận ảnh hưởng tới bề ngoài của mặt đứng công trình (mảng tường, kích thước chia ô cửa sổ, hình tượng tạo dáng nghệ thuật, ống dẫn nước, lan can, bậu cửa, ống khói…); - Một phần của mặt đứng công trình tiếp giáp, trường hợp công trình tiếp giáp và di tích lịch sử, đài kỷ niệm thì phải thể hiện toàn bộ (có thể dùng hình ảnh); - Cao độ của ống khói, nóc nhà mái đua so với cao độ ± 0.000 của công trình; - Chú thích các vật liệu tạo dáng, trang trí ở các mảng tường (nếu có). Thể hiện trên bản vẽ:
  • a.
    Mặt bằng tổng thể
  • b.
    Mặt bằng các tầng
  • c.
    Mặt cắt công trình
  • d.
    Mặt đứng công trình
Câu 18:Nội dung của bản vẽ chi tiết cấu tạo kiến trúc cần thể hiện trong bản vẽ chi tiết của hồ sơ thiết kế kiến trúc:
  • a.
    Các chi tiết cấu tạo đặc trưng nhất của các bộ phận kết cấu
  • b.
    Vật liệu sử dụng, các kích thước chi tiết, số thứ tự chi tiết
  • c.
    Trong một bản vẽ nếu các chi tiết được thể hiện ở các tỷ lệ khác nhau thì bên cạnh hình vẽ phải ghi tỷ lệ kích thước sử dụng
  • d.
    Tất cả các nội dung nêu trên
Câu 19:Các nội dung sau đây được thể hiện trên bản vẽ thiết kế kiến trúc nào của hồ sơ thiết kế thi công công trình:Nội dung: - Cao độ bên ngoài cửa, lan can, mái đua so với cao độ ± 0.000 của công trình - Độ cao của các bộ phận và toàn bộ công trình; - Kích thước chiều ngang đặc trưng của toàn bộ công trình. Thể hiện trên bản vẽ:
  • a.
    Mặt bằng tầng trong hồ sơ thiết kế bản vẽ thi công
  • b.
    Mặt cắt trong hồ sơ thiết kế bản vẽ thi công
  • c.
    Mặt đứng trong hồ sơ thiết kế bản vẽ thi công
  • d.
    Chi tiết trong hồ sơ thiết kế bản vẽ thi công
Câu 20:Theo quy chuẩn hiện hành, yêu cầu về thang máy trong Nhà chung cư, phần nhà chung cư nằm trong tòa nhà có nhiều chức năng, nhà ở tập thể được quy định:
  • a.
    Từ 5 tầng trở lên phải có tối thiểu 1 thang máy; từ 7 tầng trở lên phải có tối thiểu 2 thang máy
  • b.
    Từ 6 tầng trở lên phải có tối thiểu 1 thang máy; từ 9 tầng trở lên phải có tối thiểu 2 thang máy
  • c.
    Từ 7 tầng trở lên phải có tối thiểu 1 thang máy; từ 11 tầng trở lên phải có tối thiểu 2 thang máy
  • d.
    Từ 9 tầng trở lên phải có tối thiểu 1 thang máy; từ 12 tầng trở lên phải có tối thiểu 2 thang máy
Câu 21:Phải có cầu thang bộ, bậc thang hoặc đường dốc đảm bảo an toàn cho người đi lại giữa các sàn, nền cao độ chênh nhau:
  • a.
    Từ 300 mm trở lên
  • b.
    Từ 380mm trở lên
  • c.
    Từ 450 mm trở lên
  • d.
    Từ 600 mm trở lên
Câu 22:Độ dốc (góc nghiêng) của các thang bộ trên các đường thoát nạn không được lớn hơn:
  • a.
    1 : 1 (45o); bề rộng mặt bậc không được nhỏ hơn 25 cm, còn chiều cao bậc không được lớn hơn 22 cm
  • b.
    2 : 1 (63,5o); bề rộng mặt bậc không được nhỏ hơn 30 cm, còn chiều cao bậc không được lớn hơn 25 cm
  • c.
    1 : 1 (45o); bề rộng mặt bậc không được nhỏ hơn 30 cm, còn chiều cao bậc không được lớn hơn 25 cm.
  • d.
    2 : 1 (63,5o); bề rộng mặt bậc không được nhỏ hơn 25 cm, còn chiều cao bậc không được lớn hơn 22 cm
Câu 23:Trong rạp chiếu phim, số ghế ngồi liên tục trong một hàng ghế một đầu có lối đi và hai đầu có lối đi không được lớn hơn:
  • a.
    20 và 40
  • b.
    25 và 50
  • c.
    30 và 60
  • d.
    35 và 70
Câu 24:Trong bệnh viện, cầu thang và đường dốc phải được thiết kế đảm bảo an toàn sinh mạng, sức khỏe cho người sử dụng và phải đáp ứng các yêu cầu sau: Chiều rộng mối vế thang, chiều rộng chiếu nghỉ cầu thang, độ dốc của đường dốc phải lớn hơn:
  • a.
    2100 mm; 2400 mm; 1/10
  • b.
    1800 mm; 2100 mm; 1/12
  • c.
    1500 mm; 1800 mm; 1/8
  • d.
    1200 mm; 1500 mm; 1/15
Câu 25:Trong bệnh viện, kích thước thang máy (cabin) cho bệnh nhân và thang máy (cabin) cho nhân viên không được nhỏ hơn:
  • a.
    1200 mm x 1800 mm và 1000 mm x 1200 mm
  • b.
    1300mm x 2100mm và 1100mm x 1400mm
  • c.
    1400mm x 2200mm và 1200mm x 1500mm
  • d.
    1500mm x 2400mm và 1300mm x 1600mm
Câu 26:Tổ chức không gian các tòa nhà, từng bộ phận của các khối trong bệnh viện phải đảm bảo các yêu cầu sau:
  • a.
    Có lối đi riêng cho vận chuyển đồ dùng sạch và đồ vật bẩn
  • b.
    Giữa các thao tác thủ thuật vô khuẩn và hữu khuẩn phải được ngăn riêng
  • c.
    Có biện pháp cách ly hợp lý giữa khoa Truyền nhiễm với các khoa khác, với các bộ phận khác trong khoa Truyền nhiễm
  • d.
    Tất cả các yêu cầu trên
Câu 27:Chiều rộng của mỗi đường bơi trong Tiêu chuẩn thiết kế bể bời là bao nhiêu?
  • a.
    1,5 m
  • b.
    2,0 m
  • c.
    2,5 m
  • d.
    3,0 m
Câu 28:Công suất sử dụng của bể bơi (số người lớn nhất khi luyện tập hay thi đấu trong cùng một buổi) theo tiêu chuẩn TCVN 4260:2012 được tính như sau:
  • a.
    - Bể bơi: 10 người/đường bơi; - Nhảy cầu: 5 người/cầu nhảy; - Bóng nước: 15 người/bể.
  • b.
    - Bể bơi: 12 người/đường bơi; - Nhảy cầu: 6 người/cầu nhảy; - Bóng nước: 20 người/bể.
  • c.
    - Bể bơi: 15 người/đường bơi; - Nhảy cầu: 8 người/cầu nhảy; - Bóng nước: 22 người/bể.
  • d.
    - Bể bơi: 18 người/đường bơi; - Nhảy cầu: 10 người/cầu nhảy; - Bóng nước: 25 người/bể.
Câu 29:Khi thiết kế, trục dọc của bể bơi ngoài trời cho phép bố trí lệch so với hướng Bắc - Nam không quá:
  • a.
    15°
  • b.
    30°
  • c.
    45°
  • d.
    60°
Câu 30:Cách thức xác định độ dốc của khán đài nhà thi đấu thể thao:
  • a.
    Theo số chỗ ngồi
  • b.
    Theo chiều cao của các hàng ghế
  • c.
    Theo tầm nhìn của khán giả đến điểm quan sát
  • d.
    Theo các môn thi đấu
Câu 31:Sàn của nhà thi đấu thể thao có thể được các dạng:
  • a.
    Sàn bằng chất liệu cao su tổng hợp hoặc Sàn gỗ đàn hồi hoặc nửa đàn hồi
  • b.
    Sàn gỗ đàn hồi hoặc nửa đàn hồi và Sàn cấp phối
  • c.
    Sàn cấp phối và Sàn bằng chất liệu cao su tổng hợp
  • d.
    Tất cả các dạng sàn nêu trên
Câu 32:Khi thiết kế tầng hầm trong nhà và công trình công cộng phải đảm bảo các yêu cầu sau:
  • a.
    Phải có tối thiểu hai lối ra vào tầng hầm; độ dốc lối ra vào của tầng hầm không lớn hơn 10% và được mở trực tiếp ra ngoài, độc lập với lối ra vào của tòa nhà
  • b.
    Phải có tối thiểu hai lối ra vào tầng hầm; độ dốc lối ra vào của tầng hầm không lớn hơn 12% và được mở trực tiếp ra ngoài, độc lập với lối ra vào của tòa nhà
  • c.
    Phải có tối thiểu hai lối ra vào tầng hầm; độ dốc lối ra vào của tầng hầm không lớn hơn 15% và được mở trực tiếp ra ngoài, độc lập với lối ra vào của tòa nhà
  • d.
    Phải có tối thiểu hai lối ra vào tầng hầm; độ dốc lối ra vào của tầng hầm không lớn hơn 18% và được mở trực tiếp ra ngoài, độc lập với lối ra vào của tòa nhà
Câu 33:Chiều cao thông thủy các phòng trong nhà và công trình công cộng không nhỏ hơn:
  • a.
    2,7 m
  • b.
    3,0 m
  • c.
    3,3 m
  • d.
    3,6 m
Câu 34:Tiêu chuẩn thiết kế Công sở cơ quan hành chính nhà nước (TCVN 4601:2012) có quy định chiều rộng tối thiểu của một vế thang của cầu thang chính; cầu thang phụ; cầu thang thoát nạn; cầu thang chữa cháy ngoài nhà lần lượt là:
  • a.
    1,20m; 1,10m; 0,90m; 0,60m
  • b.
    1,50m; 1,20m; 1,00m; 0,60m
  • c.
    1,80m; 1,20m; 1,05m; 0,60m
  • d.
    2,10m; 1,50m; 1,20m; 0,90m
Câu 35:Tiêu chuẩn thiết kế trường học hiện hành quy định:
  • a.
    Tất cả các phòng của trường học cần ưu tiên chiếu sáng tự nhiên trực tiếp. Hướng chiếu sáng chính cho các phòng học là hướng Nam, Đông Nam từ phía tay trái của học sinh
  • b.
    Tất cả các phòng của trường học cần ưu tiên chiếu sáng tự nhiên trực tiếp. Hướng chiếu sáng chính cho các phòng học là hướng Nam, Đông Nam từ phía tay phải của học sinh
  • c.
    Tất cả các phòng của trường học cần ưu tiên chiếu sáng tự nhiên trực tiếp. Hướng chiếu sáng chính cho các phòng học là hướng Bắc, Đông Bắc từ phía tay trái của học sinh
  • d.
    Tất cả các phòng của trường học cần ưu tiên chiếu sáng tự nhiên trực tiếp. Hướng chiếu sáng chính cho các phòng học là hướng Bắc, Đông Bắc từ phía tay phải của học sinh
Câu 36:Tiêu chuẩn diện tích một chỗ đỗ xe được quy định như sau:
  • a.
    Mô tô, xe máy: 2,5m2/ xe; Xe đạp: 0,8m2/xe; Ô tô: 20 m2/xe
  • b.
    Mô tô, xe máy: 3m2/ xe; Xe đạp: 0,9m2/xe; Ô tô: 25 m2/xe
  • c.
    Mô tô, xe máy: 3m2/ xe; Xe đạp: 01m2/xe; Ô tô: 30 m2/xe
  • d.
    Mô tô, xe máy: 3,5m2/ xe; Xe đạp: 1,2m2/xe; Ô tô: 35 m2/xe
Câu 37:Chiều cao tối thiểu của lan can logia, sân thượng từ tầng 9 trở lên trong nhà và công trình công cộng là:
  • a.
    0,90 m
  • b.
    1,00 m
  • c.
    1,20 m
  • d.
    1,40 m
Câu 38:Trong thiết kế phòng khán giả, góc nhìn của khán giả ngồi giữa từ hàng ghế đầu đến hàng ghế cuối nằm trong giới hạn từ:
  • a.
    10o– 90o
  • b.
    20o– 100o
  • c.
    30o– 110o
  • d.
    40o– 120o
Câu 39:Quy định về lối thoát hiểm và thang thoát hiểm phải đảm bảo các yêu cầu về khoảng cách từ vị trí xa nhất đến cửa thoát hiểm hoặc cầu thang thoát theo quy định sau:
  • a.
    Khoảng cách cho phép xa nhất giữa hai cửa thoát là 40m; Chiều dài lối thoát cụt 25m
  • b.
    Khoảng cách cho phép xa nhất giữa hai cửa thoát là 30m; Chiều dài lối thoát cụt 15m
  • c.
    Khoảng cách cho phép xa nhất giữa hai cửa thoát là 25m; Chiều dài lối thoát cụt 12m
  • d.
    Khoảng cách cho phép xa nhất giữa hai cửa thoát là 20m; Chiều dài lối thoát cụt 10m
Câu 40:Theo quy chuẩn hiện hành, chiếu tới, chiếu nghỉ của cầu thang bộ được quy định:
  • a.
    Chiếu tới, chiếu nghỉ cần phải ngang phẳng. Chiều dài và rộng của mỗi chiếu tới, chiếu nghỉ ít nhất phải lớn hơn chiều rộng nhỏ nhất của vế thang
  • b.
    Chiếu tới, chiếu nghỉ cần phải ngang phẳng. Chiều dài và rộng của mỗi chiếu tới, chiếu nghỉ ít nhất phải bằng chiều rộng nhỏ nhất của vế thang
  • c.
    Chiếu tới, chiếu nghỉ cần phải ngang phẳng. Chiều dài và rộng của mỗi chiếu tới, chiếu nghỉ ít nhất phải lớn hơn 1,2 chiều rộng nhỏ nhất của vế thang
  • d.
    Chiếu tới, chiếu nghỉ cần phải ngang phẳng. Chiều dài và rộng của mỗi chiếu tới, chiếu nghỉ ít nhất phải bằng 1,2 lần chiều rộng nhỏ nhất của vế thang
Câu 41:Theo quy chuẩn hiện hành, chiều cao thông thuỷ đối với các cầu thang bộ và lối đi ít nhất là:
  • a.
    1,8m
  • b.
    1,9m
  • c.
    2,0m
  • d.
    2,1m
Câu 42:Theo quy chuẩn hiện hành, chiều cao và chiều rộng bậc của tất cả các bậc thang phải thoả mãn yêu cầu về kích thước tổng của hai lần chiều cao cộng với chiều rộng bậc thang (2H+B):
  • a.
    Không nhỏ hơn 500mm và không lớn hơn 600mm (trừ cầu thang bộ trong cơ sở giáo dục mầm non có chiều cao bậc tối đa là 120 mm)
  • b.
    Không nhỏ hơn 550mm và không lớn hơn 650mm (trừ cầu thang bộ trong cơ sở giáo dục mầm non có chiều cao bậc tối đa là 120 mm)
  • c.
    Không nhỏ hơn 550mm và không lớn hơn 700mm (trừ cầu thang bộ trong cơ sở giáo dục mầm non có chiều cao bậc tối đa là 120 mm)
  • d.
    Không nhỏ hơn 600mm và không lớn hơn 700mm (trừ cầu thang bộ trong cơ sở giáo dục mầm non có chiều cao bậc tối đa là 120 mm)
Câu 43:Theo quy chuẩn hiện hành, yêu cầu về chiếu sáng tự nhiên cho nhà ở quy định:
  • a.
    Tất cả các căn hộ phải được chiếu sáng tự nhiên
  • b.
    Căn hộ từ 2 phòng trở lên cho phép tối đa 1 phòng không có chiếu sáng tự nhiên
  • c.
    Nhà ở tập thể: tối thiểu 40 % số phòng phải được chiếu sáng tự nhiên
  • d.
    Tất cả các nội dung trên
Câu 44:Quy chuẩn hiện hành về cửa sổ có quy định:
  • a.
    Cửa sổ các phòng từ tầng 6 trở lên chỉ được làm cửa lật hoặc cửa trượt
  • b.
    Cửa sổ các phòng từ tầng 7 trở lên chỉ được làm cửa lật hoặc cửa trượt
  • c.
    Cửa sổ các phòng từ tầng 8 trở lên chỉ được làm cửa lật hoặc cửa trượt
  • d.
    Cửa sổ các phòng từ tầng 9 trở lên chỉ được làm cửa lật hoặc cửa trượt
Câu 45:Theo quy chuẩn hiện hành, khoảng cách từ cửa ra vào căn hộ đến lối ra thoát nạn (buồng thang) không được:
  • a.
    Lớn hơn 20 m nếu cửa căn hộ mở ra hành lang cụt và không được lớn hơn 40 m khi cửa căn hộ mở ra hành lang nằm giữa hai buồng thang
  • b.
    Lớn hơn 20 m nếu cửa căn hộ mở ra hành lang cụt và không được lớn hơn 50 m khi cửa căn hộ mở ra hành lang nằm giữa hai buồng thang
  • c.
    Lớn hơn 25 m nếu cửa căn hộ mở ra hành lang cụt và không được lớn hơn 40 m khi cửa căn hộ mở ra hành lang nằm giữa hai buồng thang
  • d.
    Lớn hơn 25 m nếu cửa căn hộ mở ra hành lang cụt và không được lớn hơn 50 m khi cửa căn hộ mở ra hành lang nằm giữa hai buồng thang
Câu 46:Trong nhà ở và công trình công cộng, cửa, vách kính được sử dụng tại các nơi có người thường xuyên lui tới bên trong hoặc xung quanh công trình phải đáp ứng các yêu cầu tối thiểu sau:

1. Được bảo vệ tránh va đập 
2. Có thể chịu được tác động va đập mà không bị vỡ 
3. Nếu bị vỡ do va đập thì không gây nguy hiểm cho người sử dụng.

  • a.
    Đáp ứng tất cả các yêu cầu 1, 2 và 3
  • b.
    Cần đáp ứng một trong các yêu cầu 1, 2 và 3
  • c.
    Chỉ đáp ứng một yêu cầu 2
  • d.
    Phải đáp ứng yêu cầu 1 và 3
Xem thêm:
>>> Đăng ký thi sát hạch chứng chỉ hành nghề xây dựng theo TT17/2016
>>> Tổ chức thí điểm sát hạch chứng chỉ hành nghề xây dựng
>>> Tư vấn cấp chứng chỉ năng lực hoạt động xây dựng

Tin tức mới