Bắt buộc phải có chứng chỉ năng lực khi tham gia hoạt động xây dựng

Tổ chức phải có chứng chỉ năng lực khi tham gia hoạt động XD.

Tổ chức tham gia dịch vụ tư vấn giám sát, thiết kế, khảo sát xây dựng.... phải có chứng chỉ năng lực hoạt động xây dựng của cơ quan có thẩm quyền cấp, cơ quan cấp chứng chỉ có trách nhiệm đăng tải thông tin năng lực của tổ chức lên trang thông tin điện tử của mình quản lý và được tích hợp trên trang thông tin điện tử của Bộ Xây dựng.

1. Chứng chỉ năng lực hoạt động xây dựng là gì?
Là bản đánh giá năng lực vắt tắt của Bộ, Sở xây dựng đối với tổ chức tham gia hoạt động xây dựng đồng thời là điều kiện, quyền hạn năng lực của tổ chức tham gia hoạt động xây dựng tên lãnh thổ Việt Nam.
Bắt buộc phải có chứng chỉ năng lực khi tham gia hoạt động xây dựng
Bắt buộc phải có chứng chỉ năng lực khi tham gia hoạt động xây dựng
2. Tại sao cần phải có chứng chỉ năng lực hoạt động xây dựng
Theo quy định tại Khoản 3, Điều 69 Nghị định số 59/2015/NĐ-CP ngày 18/6/2015 của Chính phủ về quản lý dự án đầu tư xây dựng, “Thông tin về năng lực hoạt động xây dựng là cơ sở để lựa chọn tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động xây dựng”.

Theo quy định tại Khoản 1, Điều 33 Thông tư số 17/2016/TT-BXDngày 30/6/2016 của Bộ Xây dựng hướng dẫn về năng lực của tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động xây dựng thì kể từ ngày 1/9/2016, tổ chức phải được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền cấp chứng chỉ năng lực khi tham gia hoạt động xây dựng theo quy định.

3. Chứng chỉ năng lực hoạt động xây dựng phân hạng như thế nào?
Theo NĐ 59/2015 và TT số 17/2016 TT - BXD về năng lực hoạt động xây dựng được chia làm 3 hạng
Hạng 1:
Hạng 2:
Hạng 3
Hạng 1 do Bộ Xây Dựng cấp, cục quản lý hoạt động xây dựng.
Hạng 2 và 3 do Sở Xây Dựng các tỉnh cấp

4. Chứng chỉ năng lực hoạt động xây dựng có những lĩnh vực nào?
Theo điều 10 TT 17/2016 Tổ chức phải có chứng chỉ năng lực khi tham gia hoạt động xây dựng thuộc các lĩnh vực sau đây:
a) Khảo sát xây dựng gồm:
  • Khảo sát địa hình; 
  • Khảo sát địa chất, địa chất thủy văn công trình. 
b) Lập quy hoạch xây dựng.
c) Thiết kế, thẩm tra thiết kế xây dựng gồm:
  • Thiết kế kiến trúc công trình; 
  • Thiết kế kết cấu công trình; 
  • Thiết kế điện - cơ điện công trình; 
  • Thiết kế cấp - thoát nước công trình; 
  • Thiết kế thông gió - cấp thoát nhiệt; 
  • Thiết kế mạng thông tin - liên lạc trong công trình xây dựng. 
d) Lập, thẩm tra dự án đầu tư xây dựng.
đ) Quản lý dự án đầu tư xây dựng.
e) Thi công xây dựng công trình.
g) Giám sát thi công xây dựng gồm:
  • Giám sát công tác xây dựng công trình; 
  • Giám sát lắp đặt thiết bị công trình; 
  • Giám sát lắp đặt thiết bị công nghệ. 
h) Kiểm định xây dựng.
i) Quản lý, thẩm tra chi phí đầu tư xây dựng.


Tin tức mới